Trần Hưng Đạo – Vị tướng lừng danh thế giới trong sách sử

tran hung dao

Chuyện Trần Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn không coi “thù cha” là mối thù, chủ động gạt hiềm khích bằng tấm lòng vị tha và khiêm nhường để cứu dân cứu nước, cho thấy ông không chỉ là bậc “đại quân tử” mà còn là một vị phật sống vậy. Và đó mới là điều vĩ đại nhất của ông. 

Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của Khâm minh Đại vương Trần Liễu. Chú ruột của Trần Quốc Tuấn chính là vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Sinh ra đã mang dòng máu hoàng gia nhưng hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ của ông lại vô cùng phức tạp.

Thái sư khai quốc nhà Trần, Trần Thủ Độ vô cùng lo lắng khi vua Trần Thái Tông lên ngôi đã lâu mà chưa có con. Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép Trần Liễu phải “nhường” vợ lại cho em trai để có con nối dõi ngay trong lúc Thuận Thiên Công chúa đang mang thai. Như vậy khác gì Trần Liễu vừa mất vợ, vừa mất con?

Quá tức giận, Trần Liễu tập hợp quân chống lại nhưng không thành, nhưng vẫn được sống vì vua Thái Tông nhân thương anh, tha tội chết.

Nhưng cũng từ đó, Trần Liễu không nguôi hậm hực, không phục cho nên đi khắp nơi, tìm thầy giỏi, người tài dạy võ công, lễ giáo, văn chương cho con trai với mong muốn Trần Quốc Tuấn sau này sẽ thành người thập toàn thập mỹ, văn võ song toàn, có đủ phẩm chất để trả thù cho cha.

Sau này, khi Trần Liễu ốm bệnh, sắp gần đất xa trời có gọi Trần Quốc Tuần lại gần căn dặn: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì người cha này dưới suối vàng cũng không thể nhắm mắt”. 

Trần Hưng Đạo

“Thù cha” không trả – xứng là vĩ nhân

Lời trăn trối của cha trước lúc lâm chung, dĩ nhiên ông phải “Dạ”, nhưng trong lòng Trần Quốc Tuấn không cho là chuyện nên làm.

Sinh ra đã được coi là bậc kỳ tài, văn võ song toàn, khôi ngô tuấn tú, thể chất hơn người, luôn bị người đời nghi kỵ khi được nhà vua tin dùng, nhưng Hưng Đạo Đại Vương vẫn luôn 1 mực giữ tấm lòng trung, sắt son không đổi.

Truyện kể rằng, có lần, ông cùng vua Trần Nhân Tông đi dạo, biết có kẻ nhòm ngó việc ông cầm gậy có bịt sắt đi cạnh. Thấy vậy, Trần Quốc Tuấn liền bẻ đôi cây gậy rồi bỏ đi.

Chỉ 1 hành động nhỏ trong khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng chính điều này khiến cho những lời gièm pha tự động biến mất.

Tương truyền, Trần Quốc Tuấn từng mang lời trăn trối của cha mình để thử lòng các con trai ông cùng các tướng như Yết Kiêu, Dã Tượng. Khi đó, không ai tán đồng việc “trả thù” ngoại trừ 1 người con của ông tên Trần Quốc Tảng.

Đến người ngoài còn biết trung nghĩa trái phải, vậy mà con ruột lại có ý đố bất chính, Trần Quốc Tuấn tức giận vì ý định muốn tranh ngôi đoạt vị của Quốc Tảng, ông mắng là đồ vong ân bội nghĩa, rồi từ mặt đuổi đi, mãi mãi không cho trở về gia tộc!

Có lần khác, đứng trước trận chiến lớn với quân Nguyên Mông, chính Trần Quốc Tuấn chủ động xóa tan nghi ngại với Trần Quang Khải, con trai lớn của Trần Cảnh. Hai người vốn là đầu mối của 2 chi, dĩ nhiên thừa hưởng “mối thù” từ đời cha. 

Chuyện kể rằng: Hưng Đạo Vương chủ động mời thái sư Trần Quang Khải đến trò chuyện, chơi cờ rồi sai người đun nước thơm. Sau đó, ông tự tay kỳ lưng, tắm cho thái sư. 

Đường đường là Quốc Công Tiết Chế của nhà Trần, vị trí không hề kém cạnh nhưng vẫn chủ động làm những việc đó, đủ thấy Trần Quốc Tuấn vị tha thế nào, gạt thù nhà để chung tay lo nghiệp nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published.