Kéo co – trò chơi tập thể nâng cao tinh thần đoàn kết

keo co

Kéo co là một trò chơi dân gian, đã tồn tại qua rất nhiều năm tháng không chỉ ở Việt Nam mà còn có mặt tại tất cả các quốc gia trên thế giới.

Cho đến ngày nay, trò chơi kéo co vẫn được coi là một trò chơi tập thể , một trong những môn thể thao phổ biến, có mặt từ trong các trường học từ hệ mầm non, tiểu học, trung học đến đại học, đến các sân chơi thể thao quần chúng như trong các buổi ngoại khóa, team building của cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể, và kể cả các sân chơi chuyên nghiệp như hội thi làng, hội thi quận…

Dụng cụ để chơi trò chơi kéo co:

– Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua.

– Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội.

Luật chơi trò chơi kéo co: 

– Khi trọng tài hô bắt đầu và có tiếng trống vang lên, cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình.

– Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua.

Hướng dẫn chơi trò chơi kéo co:

– Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội thường chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên (tùy theo chiến thuật của mỗi đội chơi), mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.

keo co

Một số lưu ý và mẹo khi chơi trò chơi kéo co:

– Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực.

– Chọn người đầu tiên có sức khỏe và bàn tay to để bám chắc dây, định vị cho cả đội trong quá trình thi đấu.

– Người cuối cùng cũng đòi hỏi sức khỏe đồng thời phải rất linh hoạt để luôn điều chỉnh dây phía đội mình được thẳng, có như vậy mới tập trung lực tốt hơn.

– Trong quá trình thi đấu càng nắm chắc dây càng đỡ bị sước da bàn tay, vì vậy cần chú ý tránh để dây trượt đi trượt lại trên lòng bàn tay.

Leave a Reply

Your email address will not be published.