Mùa xuân năm 542, Khởi nghĩa Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về huởng ứng. Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều…
Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào?
Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.
Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ). Ái Châu (Thanh Hoá), Dực Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An – Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Nhà Lương chủ trương chỉ tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
Tinh Thiều là người nước ta, vốn học giỏi, văn hay, sang kinh đô nhà Lương xin làm quan. Viên thượng thư nhà Lương bảo: “Họ Tinh không phải là vọng tộc” và chỉ cho Thiều giữ chức “gác cổng thành”. Tinh Thiều bất bình, bỏ về quê.
Thứ sử Ciao Châu bảy giờ là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuê người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”.
Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập
Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn Tây). Tổ tiên ông là người Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp từ lâu. Ông được cử giữ chực chỉ huy quân đội ở Đức Châu (nam Nghệ An – Hà Tĩnh). Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét bọn đồ hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.
Mùa xuân năm 542, Khởi nghĩa Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về huởng ứng. Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì (Hà Nội) có Phạm Tu, ở Thái Bình có Tinh Thiều…
Trong chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên(nay thuộc Bắc Ninh) chạy về Trung Quốc.
Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân tử Quảng Châu Sang đan áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giai phong thèm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công tán áp lần thứ hai, Quan ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phổ. Quân Lượng mười phần chết đến bảy, tám phần. Tuớng địch bị giết gần hết.
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức (đức trời); thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn. Phạm Tu đứng đầu ban võ.