Sau khi từ nhiệm và rời khỏi cương vị Thủ tướng Chính phủ,Phan Văn Khải đã trở về quê nhà Tân Thông Hội sinh sống. Tại đây ông tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương. Ông sống rất chan hòa bình dị với dân làng, chòm xóm.
Tiểu sử
Ông sinh ra tại xã Tân Thông Hội – Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông tham gia cách mạng từ năm 1947. Khởi đầu ở Đội Thiếu nhi cứu quốc của xã.
Năm 1950, ông gia nhập tỉnh đoàn thanh niên Gia Định, Văn phòng Mặt trận
Từ 1954 đến 1959, ông tập kết ra Bắc, đi công tác cải cách ruộng đất, học văn hóa. Sau đó, ông học ngoại ngữ, học Đại học Kinh tế tại Moskva , cho đến năm 1965.
Trở về Việt Nam, ông làm cán bộ, phó phòng, trưởng phòng Vụ Tổng hợp…đến 1971. Từ năm 1972 – 1975, ông là cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam
Hoạt động tại TP Hồ Chí Minh
Sau khi Việt Nam thống nhất, ông chuyển công tác về miền nam.Ông làm Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy viên (1979), Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, cho đến năm 1984.
Năm 1985 đến tháng 3 năm 1989, ông được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI (1986) trong những năm đầu thời kỳ đổi mới.
Tham gia công tác Chính phủ
Tháng 4 năm 1989, ông chuyển ra Hà Nội tham gia Chính phủ. Ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thay ông Đậu Ngọc Xuân. Ông được Thủ tướng Đỗ Mười giao trách nhiệm đứng đầu nhóm soạn thảo. Văn bản được chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000.
Cuối năm 1991, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực trong Chính phủ Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Từ tháng 9 năm 1997 ông là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 16 tháng 6 năm 2006 ông xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình một năm, sau Đại hội Đảng, tại kỳ họp Quốc hội (cùng với các ông Trần Đức Lương, Nguyễn Văn An). Người kế nhiệm ông là Nguyễn Tấn Dũng.
Di Sản
Phan Văn Khải được xem như là một nhà lãnh đạo Kỹ trị và có năng lực chuyên môn về quản lý kinh tế. Hơn cả so với các người tiền nhiệm của mình. Ông là thủ tướng chính phủ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản chuyên sâu về lĩnh vực điều hành kinh tế vĩ mô. Và cũng là người am hiểu sâu sắc về kinh tế thị trường. Ông hơn những lãnh đạo tiền nhiệm và đương nhiệm thời bấy giờ.
Thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
Trước giai đoạn ông nắm quyền,kinh tế Việt Nam đang phải oằn mình chống chọi với những khó khăn, thách thức của thời đại. Đặc biệt là những xung đột về ý thức hệ gay gắt khi các lãnh tụ trong Đảng. Vẫn còn nhiều hoài nghi và phân biệt giữa khối doanh nghiệp quốc doanh và khối doanh nghiệp tư doanh. Chính những quan điểm khác biệt này đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cải cách mở cửa đổi mới của Việt Nam. Trong bối cảnh ấy Phan Văn Khải đã rất nỗ lực trong việc vận động Bộ chính trị. Để họ thay đổi cách nhìn về kinh tế tư nhân,tư doanh
Dẫn dắt Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
Giai đoạn đầu nhiệm kỳ thủ tướng của Phan Văn Khải, tình hình kinh tế khu vực đang rất bất ổn, cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 xảy ra đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, Do tác động của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995 – 1997, thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%, năm 1999 chỉ tăng 4,77%.
Do độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa cao. Do đã có dầu thô, gạo, xuất khẩu với khối lượng lớn. Và có sự chủ động ứng phó từ trong nước, Phan Văn Khải đã vận dụng những yếu tố này rất thành công. Ông đồng thời cũng đã cho ban hành nhiều quyết sách kịp thời nhằm chống chọi,kiểm soát. Và không chế không cho khủng hoảng lan rộng
Thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng
Ông Khải được đánh giá là một nhà lãnh đạo có tư tưởng khá ôn hoà và cấp tiến. Ông là người đã kế thừa,và phát huy được nhiều chính sách, tư duy đổi mới mạnh mẽ của thủ tướng tiền nhiệm Võ Văn Kiệt. Tuy việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO không phải trong thời kỳ ông nắm quyền. Trong suốt nhiệm kỳ của mình chính ông Khải và Cố vấn Võ Văn Kiệt là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất tiến trình đàm phán gia nhập WTO. Thực tế thì mọi điều kiện khó khăn nan giải nhất và thủ tục chuẩn bị cho sự kiện này đã được ông Khải giải quyết xong trước khi bàn giao chính phủ lại cho người kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng của ông.
Thực hiện nhiều chuyến công du quan trọng
Trong vai trò Thủ tướng chính phủ ông Khải đã thực hiện nhiều chuyến thăm chính thức lần đầu tới nhiều quốc gia. Đặc biệt là các quốc gia phương Tây như Canada ,Thụy Điển, . Nhưng nổi bật hơn cả là chuyến công du Hoa Kỳ của ông với tư cách một nhà lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất. Một Thủ tướng Việt Nam đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức lịch sử tới Hoa Kỳ từ ngày 20/6 đến 25/6/2005.Chuyến đi này đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia. Nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết.
Các chuyến công du của ông đã góp phần làm sâu sắc thêm tình hữu nghị quốc tế. Và cũng đã mang về không ít các hiệp định có lợi cho Việt Nam.
Khởi xướng ban tư vấn thủ tướng chính phủ
Thời kỳ ông Khải làm Thủ tướng,ông đã chính thức lập ra ban tư vấn riêng cho thủ tướng chính phủ. Và ông rất tín nhiệm tổ chức quy tụ gồm nhiều nhà khoa học đầu ngành này
Thời kỳ này trước khi ban hành hay quyết định bất cứ vấn đề quan trọng nào của nhà nước. Ông đều cho gửi văn bản sang tổ tư vấn xem xét trước và sau khi nghe tư vấn. Ông mới chính thức ra quyết định.Từ đó đến nay thủ tướng đều duy trì hoạt động của tổ tư vấn này
Bê Bối
Mặc dù rất nỗ lực phòng chống tham nhũng. Nhưng Phan Văn Khải đã không thể kiểm soát được tệ tham nhũng qua liêu. Mà tệ nạn này còn ngày càng diễn biến phức tạp và tồi tệ hơn. Bê bối nổi bật nhất trong thời kỳ ông còn làm Thủ tướng là Vụ PMU 18. Một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006.
Cuối đời
Trước Tết Mậu Tuất 2018, ông Khải lâm trọng bệnh. Sau thời gian điều trị ở Singapore, ông được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 21/2/2018
Ông từ trần ngày 17/3 năm 2018 tại nhà ở Tân Thông Hội, Củ Chi, Hồ Chí Minh,thọ 84 tuổi. Lễ tang được tổ chức theo nghi thức quốc tang, lễ viếng tổ chức vào các ngày 20 và 21 tháng 3 tại Hội trường Thống Nhất. Lễ truy điệu tổ chức vào ngày 22 tháng 3. Ông đã được an táng cạnh vợ là bà Nguyễn Thị Sáu ngay trong khuôn viên nhà ông