Giáo dục con cháu – Vai trò của ông bà trong việc nuôi dạy cháu

giao duc con chau

Có nhiều đôi vợ chồng trẻ xung khắc với ông bà khi gọi những cách dạy dỗ giáo dục con cháu của ông bà là “cổ lỗ sĩ”.

Trong sinh hoạt gia đình hiện nay, dù là vợ chồng trẻ ở riêng hay ở chung cùng ông bà đều có xảy ra “lấn cấn”, vì cha mẹ muốn dạy dỗ con cái theo cách thức của mình, trong khi những đứa cháu sống trong gia đình đôi lúc có những lỗi với mọi người, ông bà “quá nhanh nhạy” để chấn chỉnh cháu tức thì. Điều này cũng dễ hiểu, và ông bà thường là người có tiếng nói trong một gia đình lớn, nên nhiều người xem đó rất tự nhiên.Nhưng cũng có nhiều trường hợp cùng lúc cả ông bà nội ông bà ngoại cùng xen vào chấn chỉnh, làm nhiều bậc cha mẹ thấy khó xửtrước sự có mặt của mọi người.

Tại buổi nói chuyện trong chương trình đào tạo Giúp trẻ học tốt: nhận diện chân dung học tập của trẻ, TS Nguyễn Khánh Trung, giám đốc dự án Emile Viet Education, đã nói rằng: “Cha mẹ là yếu tố quyết định trong việc giáo dục con cái, dù vẫn biết là tôn trọng những ý kiến nhắc nhở của ông bà”. Thuở trước, phương pháp giáo dục của ông bà hình thành nên cá nhân với tính cách và con người phù hợp giai đoạn đó.Còn bây giờ, môi trường xã hội thay đổi, nên phương pháp dạy con cũng điều chỉnh cho phù hợp với các mối quan hệ mới. Nên nếu vợ chồng để cùng lúc ông bà can thiệp vào quá trình giáo dục con trẻ, sẽ có nhiều mâu thuẫn và nhiều lúc con trẻ không biết nghe ai…

Anh Nam, là một học viên của chương trình đào tạo, đã nêu kinh nghiệm rằng: “Khi vợ chồng nói chuyện với nhau về giáo dục con cái, thì vợ chồng đã phân chia công việc cụ thể như tôi là người lên tiếng khi con sai lỗi, tôi cũng là người quyết định cuối cùng về phương pháp giáo dục và cùng nhau thống nhất trước, rồi vợ tôi nói chuyện với ông bà, đồng thời mong ông bà hiểu cách sắp xếp đó và tôn trọng quyết định của con”

Giáo dục con cháu

Chị Phương (quận 2) nêu trường hợp thực tế của gia đình mình: “Trong một buổi tiệc, khi con chị đánh rơi nước ngọt lên sàn nhà, bà ngoại đã la mắng cháu nhà mình, và lúc đó mình thấy con ngoái nhìn mình như cầu cứu, thế là mình cũng không thể la con thêm nữa và cũng không hài lòng với mẹ. Sau đó mình gặp riêng mẹ và nói rằng: ‘Mẹ à, không phải cháu cứ sai là ông bà, cô dì bà con có thể chỉnh con ngay lập tức, như vậy sẽ làm con trẻ không biết nghe ai và con trẻ sẽ hoảng sợ… Gia đình con đã phân chia trách nhiệm cụ thể trong nhà, là con sẽ là người lên tiếng duy nhất về những khuyết điểm của con, có như vậy để con cái biết chỉ có mẹ mình là người mắng các con trong mọi trường hợp’ ”.

Có một điều lo lắng mà TS Khánh Trung nói có thể dẫn tới sai lệch trong tính cách trẻ, đó là khi nào có nhiều người cùng lên tiếng la mắng hay thưởng quà. “Con nít giờ nó thông minh và khôn lắm, nó biết lợi dụng mâu thuẫn trong gia đình và nhìn thấy cái lợi nó có được trong đó, nên nó sẽ ngả theo bên nào có lợi, điều này rất nguy hiểm cho nhân cách sau này”.

“Giáo dục con cháu bây giờ rất là khó, và để phân biệt được trách nhiệm của người cha người mẹ định hình đúng hướng cho giáo dục con cái, là vô cùng phức tạp. Giai đoạn đầu khi phân định rõ người chủ chốt lên tiếng nhắc nhở con cái thường thì vẫn còn chưa được như ý vì ông bà chưa quen,  nên mình nói sau lưng với ông bà rằng kiềm chế lại cha mẹ nha… Nhưng vẫn còn nhiều ông bà rất cứng, vì cương quyết cháu phải để cho ông bà nhắc nhở… nên phải mất nhiều thời gian để thuyết phục ông bà, hơn nữa tránh làm ông bà tổn thương vì nghĩ mình bị gạt ra ngoài trong quá trình giáo dục con cháu”, anh Nam chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.