Võ Văn Tần – tư tưởng yêu nước, ý chí đấu tranh

vo van tan

Liệt sĩ Võ Văn Tần sinh năm 1894 tại thôn Bình Thủy, làng Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn cũ ( nay là tỉnh Long An). Cha là ông Võ Văn Sự và mẹ là bà Nguyễn Thị Toàn. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân thuần túy.

Từ nhỏ ông đã được học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Vào những năm 1920-1925, Ông mở trừơng và dạy học, kiêm nghề bốc thuốc trị bệnh cho đồng bào trong làng. Sau đó lên Chợ Lớn làm nghề kéo xe, rồi lại trở về quê làm Biện làng để kiếm sống. Chính trong điều kiện lao động, được đi nhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội cộng với truyền thống của gia đình đã khơi dậy trong ông tư tưởng yêu nước, ý chí đấu tranh để tìm ra con đường cho nhân dân lao động thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

Từ nhỏ ông đã được học chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Vào những năm 1920-1925, Ông mở trừơng và dạy học, kiêm nghề bốc thuốc trị bệnh cho đồng bào trong làng. Sau đó lên Chợ Lớn làm nghề kéo xe, rồi lại trở về quê làm Biện làng để kiếm sống. Chính trong điều kiện lao động, được đi nhiều nơi, được tiếp xúc với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội cộng với truyền thống của gia đình đã khơi dậy trong ông tư tưởng yêu nước, ý chí đấu tranh để tìm ra con đường cho nhân dân lao động thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than.

Năm 1926 Ông gia nhập “ Hội kín Nguyễn An Ninh” rồi sau đó chuyển sang tham gia tổ chức “ Việt nam thanh niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” ( tiền thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương). Cùng với người em ruột là  Ông  Võ Văn Ngân, Ông Võ Văn Tần đã đi vận động tuyên truyền  cách mạng cho các tầng lớp nhân dân lao động vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. Đặc biệt ở Hóc Môn, Bà Điểm và Đức Hòa, hai ông đã gây dựng được nhiều cơ sở cách mạng , được nhân dân yêu mến thường gọi ông là “ anh Hai Vườn trầu” hoặc “Ông già trầu” vì cốt cách đơn giản, bình dân.

Kết quả hình ảnh cho võ văn tần

Năm 1929 khi tổ chức An Nam Cộng Sản Đảng ra đời, Ông trở thành một trong những Đảng viên đầu tiên của Đảng. Sau hội nghị hợp nhất Đảng Cộng Sản Đông Dương, vào ngày 06/03/1930 Đồng chí Võ Văn Tần thành lập chi bộ Đức Hòa gồm 7 đảng viên .Ông được bầu làm bí thư chi bộ. Tiếp theo đó nhiều chi bộ đảng khác ở Đức Hoà đuợc thành lập và đồng chí Võ Văn Tần được tín nhiệm cử làm Bí thư Huyện uỷ đầu tiên ở Đức Hoà.

Ngày 04/06/1930, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư Châu Văn Liêm, Huyện Uỷ Đức Hoà đã lãnh đạo tổ chức cuộc biểu tình rầm rộ ở quận Đức Hoà với sự tham gia  của hơn 10 ngàn quần chúng.Trong cuộc biểu tình này, nhiều đồng bào tham gia biểu tình và Đ/c Châu Văn Liêm bị bắn chết . Đ/c Võ Văn Tần tiếp tục lãnh đạo đoàn biểu tình đi từ Bàu nai xuống Đức hòa nên sau sự kiện này , đ/c bị thực dân Pháp treo án tử hình vắng mặt. Tháng 3 năm 1931, Đồng chí tham gia cùng với Xứ Uỷ Nam kỳ lãnh đạo cuộc bãi công của hơn 400 công nhân nhà máy dầu Xô Cô Ny (Nhà Bè).

Tháng 6 năm 1931 Đồng chí được cử làm bí thư Tỉnh Uỷ Chợ Lớn thay cho Đồng chí Lê Quang Sung vừa bị bắt. Cuối năm 1932, Đồng chí được cử làm bí thư Tỉnh Uỷ Gia Định. Tháng 5 năm 1933, Đồng chí được cử về hoạt động ở miền Tây Nam Bộ, thành lập Tỉnh Uỷ Lâm Thời Tỉnh Mỹ Tho. Tháng 5/1935 Đồng chí được Trung Ương Đảng cử vào Ban Thường Vụ Xứ Uỷ. Cuối năm 1935, sau Hội Nghị Đại Biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng, Đ/c được Trung Ương Đảng chỉ định làm Bí thư Xứ Uỷ và được bầu bổ sung vào Ban Chấp Hành Trung Ương.

Ngày 14/7/1940, Đ/c Võ Văn Tần đã bị địch vây bắt trong khi đang họp Xứ Ủy chuẩn bị cho cuộc Khởi Nghĩa Nam kỳ. Địch đã sử dụng mọi hình thức tra tấn dã man nhất hòng khuất phục nhưng Đ/c vẫn kiên cường, không khai báo một lời nào và nhận hết trách nhiệm  về phía mình.Đồng chí  Võ Văn Tần luôn căn dặn các đồng chí khác” Dẫu bị tra tấn đến đâu, các anh em cũng đừng khai, để tôi nhận hết cho”.

võ văn tần

Bất lực trước việc dùng đòn tra tấn và cám dỗ, thực dân Pháp phải đưa Đồng chí ra Toà án Binh ở Sài Gòn để xét xử. Trong hai phiên toà ngày 25/3/1941 và ngày  3/4/1941

Thực dân Pháp đã kết án tử hình  đ/c Võ Văn Tần và các đ/c Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai.

Ngày 28/08/1941 (nhằm ngày mùng 6 tháng 7 năm Tân Tỵ ) các đồng chí Võ Văn Tần, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai , Nguyễn Hữu Tiến bị  thực dân Pháp xử bắn tại trường bắn Giếng nước Hóc Môn (nay là bệnh viện Hóc Môn ). Trước lúc hy sinh, tất cả các đ/c đã giật tung mảnh vải bịt mắt và hô vang khẩu hiệu :

Đảng Cộng Sản Đông Dương Muôn Năm”

“ Cách Mạng Việt Nam Thành Công Muôn Năm”.

Ngày nay,  tên ông được đặt cho nhiều con đường , nhiều trường học trong cả nước. Tại khu di tích Ngã Tư Đức Hòa – tỉnh Long an có đặt tượng đài Võ Văn Tần để ghi nhớ công lao của vị cách mạng tiền bối của  Cách mạng Việt nam  đồng thời là người con ưu tú của quê hương Long an.

Leave a Reply

Your email address will not be published.