Phạm Văn Đồng – Vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất

pham van dong

Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955 – 1987) . Là học trò, cộng sự thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông có tên gọi thân mật là Tô, đây từng là bí danh của ông. Ông còn có tên gọi là Lâm Bá Kiệt khi làm Phó chủ nhiệm cơ quan Biện sự xứ tại Quế Lâm

pham van dong

Tiểu sử và gia đình

Phạm Văn Đồng ( 1/3/1906 – 29/4/ 2000) sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ của Phạm Văn Đồng là cụ Nguyễn Thị Tuân.

Ông có vợ là bà Phạm Thị Cúc (1922) và một người con trai duy nhất tên là Phạm Sơn Dương (1951). Hiện là thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, phó giám đốc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự .

gia dinh pham van dong

Và khi lấy bà Cúc (tháng 10 năm 1946) Phạm Văn Đồng vào công tác trong liên khu 5. Mấy năm sau bà Cúc được phép vào Nam sống với chồng. Vào đến nơi thì Phạm Văn Đồng lại được lệnh ra Bắc. Sau đó bà Cúc bị bệnh “nửa quên nửa nhớ” kéo dài cho đến tận bây giờ. Phạm Văn Đồng từng đưa bà Cúc sang Trung Quốc, Liên Xô chữa bệnh nhưng vẫn không khỏi. Phạm Văn Đồng mất trước bà Phạm Thị Cúc. Bà Phạm Thị Cúc mất lúc 10 giờ 45 phút sáng ngày 15 tháng 10 năm 2018, hưởng thọ 96 tuổi.

Hoạt động thời niên thiếu

Ông tham gia phong trào bãi khóa chống Pháp của học sinh, sinh viên năm 1925, khi Phan Châu Trinh mất. Năm 1926, ông sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện cách mạng do Hồ Chí Minh tổ chức. Và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đến năm 1929, ông được cử vào Kỳ bộ Nam Ki. Ông vào Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội . Và tham gia đại hội của tổ chức này họp ở Hồng Kông. Tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, đày đi Côn Đảo.

Năm 1936, Phạm Văn Đồng ra tù, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông bí mật sang Trung Quốc cùng với Võ Nguyên Giáp. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Và được Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ về nước xây dựng căn cứ địa ở biên giới Việt – Trung.

Tại Đại hội Quốc dân Tân Trào 1945, Phạm Văn Đồng được bầu vào Ủy ban Thường trực. Gồm 5 người thuộc Ủy ban Dân tộc giải phóng, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.

Hoạt động trong chính phủ

Năm 1945 – 1954

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, ngày 16/8/1945, Phạm Văn Đồng được giữ chức Bộ trưởng Tài chính. Tuy nhiên ông để lại dấu ấn nhiều trong lĩnh vực ngoại giao.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, ông được bầu làm Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).

pham van dong

Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen), đi sau chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Paris, Pháp, 1946.

Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Phạm Văn Đồng là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp). Ông thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại. Do Pháp không trả lời dứt khoát về việc ấn định thời hạn thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ.

Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947 ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Từ 1954 -1986

Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Những đóng góp của đoàn Việt Nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa Hội nghị tới thành công.

Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rất căng thẳng và phức tạp. Với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam. Ngày 20/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

pham van dong

Tháng 9 năm 1954, Phạm Văn Đồng kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, PCT Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.

Trong thời gian làm thủ tướng chính phủ, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Văn Linh là người đã giải oan cho đạo diễn Trần Văn Thủy trong sự kiện về bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai.

Tại Đại hội Đảng V đã bầu Phạm Văn Đồng vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Uỷ viên Bộ Chính trị.

Hoạt động sau khi nghỉ hưu

Phạm Văn Đồng là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1986 – 1997. Ông cùng Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã tham gia cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tháng 9/1990. Nhằm bình thường hóa mối quan hệ giữa hai nước sau hơn 10 năm căng thẳng và xung đột.

Ngày 21/8/1998, ông làm chủ tịch danh dự Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

pham van dong

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng của Việt Nam và nhiều huân chương khác của các nước ….

Từ đầu thập niên 80 thế kỷ XX, do bị teo dây thần kinh đáy mắt nên mắt ông bắt đầu mờ dần.

Phạm Văn Đồng mất tại Hà Nội ngày 29 tháng 4 năm 2000, hưởng thọ 94 tuổi.

Với bề dày hơn 70 năm hoạt động trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó nhiều năm giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, Phạm Văn Đồng được nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và học giả trong nước, những người gần gũi với ông đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Leave a Reply

Your email address will not be published.