Ông là Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam từ 1960 đến 1976. Là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1976 đến 1986. Lê Duẩn là Tổng Bí thư có thời gian tại vị lâu nhất với 25 năm, 303 ngày. Từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, ông có một ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Việt Nam, và theo một số nhận định khi Việt Nam thống nhất ông là nhà lãnh đạo có vị trí cao nhất và có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam trong những năm tháng tại vị
Tiểu sử
Lê Duẩn (1907-1986) tên thật là Lê Văn Nhuận tại làng Bích La, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị trong một gia đình nông dân. Cha ông là Lê Hiệp, làm nghề mộc. Mẹ ông là Võ Thị Đạo, làm ruộng. Sau đó ông theo gia đình về sinh sống tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành cùng huyện. Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn hiện nay được xây dựng tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành
Trước 1945
Năm 1920, ông học hết Tiểu học. Sau đó ông lên tỉnh học Trung học được 1 năm thì nghỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Lê Duẩn kể ông đã khóc khi nghe câu nói ấy. Ông thương xót mẹ bao nhiêu thì ông càng thấy căm giận chế độ thực dân Pháp. Khi lớn lên, chứng kiến cảnh đất nước bị thống trị bởi thực dân Pháp, Lê Duẩn đã nuôi hy vọng phải cứu nước. Ông tâm sự: “Hồi 15 tuổi, đọc lịch sử, tôi buồn lắm, nghĩ nhất định phải đi cứu nước”.
- Tháng 5 năm 1926, ông làm ở Sở Hỏa xa Đà Nẵng.
- 1927, ông làm nhân viên thư ký đề pô Sở Hỏa xa Đông Dương tại Hà Nội.
- 1928, ông tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng.
- 1929, ông tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.
- 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
- 1931, ông là Ủy viên Ban tuyên huấn Xứ ủy Bắc Kỳ.
- Ngày 20 tháng 4 năm 1931, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, bị kết án 20 năm tù, bị giam ở các nhà tù Hỏa Lò, Sơn La và Côn Đảo.
- 1936, ông được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng ở Trung Kỳ. Năm 1937, làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.
- 1939, ông được bầu vào Ban thường vụ Trung ương Đảng. Cuối năm 1939, tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
- 1940, bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày ra Côn Đảo lần thứ 2.
Từ 1945-1954
1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền.
1946, ông ra Hà Nội làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1946, ông được cử vào miền Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
16 – 20/12/1947 Hội nghị đại biểu Xứ ủy Nam Bộ diễn ra tại Kinh Năm Ngàn, xã Nhơn Ninh, huyện Mộc Hóa, Đồng Tháp Mười, căn cứ của Khu 8. Đây là Hội nghị đại biểu đầu tiên có mặt đông đủ đại biểu các Tỉnh ủy, Khu ủy. Lê Duẩn chủ trì Hội nghị. Hội nghị đã bầu ra Xứ ủy chính thức do Lê Duẩn làm Bí thư.
1946 – 1954, ông là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, rồi Bí thư Trung ương Cục miền Nam, lãnh đạo Đảng bộ miền Nam tổ chức cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Tại Đại hội lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, ông được bầu vào Bộ Chính trị.
Từ 1954 – 1957
1954 – 1957, ông ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 8 năm 1954, khi đang công tác ở Quảng Ngãi, ông đã nhận được lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Nam. Để cùng với Xứ ủy Nam Bộ lãnh đạo phong trào cách mạng trong tình hình mới. Trong thời gian này, ông di chuyển liên tục tại những vùng nông thôn hẻo lánh
Tháng 8 năm 1956, ông đã hoàn thành bản dự thảo “Đề cương cách mạng miền Nam”. Chứng kiến thực tế phong trào quần chúng miền Nam đòi thi hành tuyển cử thống nhất đất nước bị Mỹ-Diệm đàn áp đẫm máu
Từ 1957 – 1974
Vào cuối tháng 4 năm 1957, Lê Duẩn đã được Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh điều ra Hà Nội. Ông ra Hà Nội, vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, chủ trì công việc của Ban Bí thư. Là Phó Ban chuẩn bị văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng.
Tháng 9/1960, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Ông giữ chức Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Do sức khỏe suy giảm năm 1963, Hồ Chí Minh nói rằng ông sẽ dần bàn giao mọi công việc cho người kế cận là Lê Duẩn. Kể từ năm 1967, ông Duẩn là người có ảnh hưởng và vị thế cao nhất trong Bộ Chính trị.
Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Lê Duẩn là người đọc điếu văn tang lễ, ông đã nấc nghẹn nhiều lần khi đọc lời truy điệu “… Hồ Chủ tịch kính yêu của chúng ta không còn nữa. Tổn thất này vô cùng lớn lao. Đau thương này thật là vô hạn! Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta…”. Đây là lần duy nhất người ta thấy ông khóc
Từ 1975 – 1986
Tại các Đại hội toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và lần thứ V (3/1982), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư đến khi mất. Tại Đại hội V, do sức khỏe Lê Duẩn yếu, Ban Chấp hành Trung ương giao một số nhiệm vụ của ông cho Trường Chinh. Ông cũng đảm nhiệm chức Bí thư Quân ủy Trung ương từ năm 1978 đến năm 1984.
Tại Đại hội lần thứ năm của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 3/1982), Lê Duẩn đã phê bình hai loại nhận thức:
Một là “chủ quan nóng vội” (đề ra một số chỉ tiêu quá cao về quy mô. Tốc độ phát triển sản xuất).
Hai là “bảo thủ, trì trệ”, duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính, quan liêu bao cấp. Và chậm thay đổi các chính sách chế độ.
Đại hội đã quyết định “Đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hóa hiện hành. Xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính, quan liêu, bao cấp. Khắc phục bằng được tình trạng trì trệ, bảo thủ… Vừa nắm vững giá trị sử dụng, vừa coi trọng giá trị và quy luật giá trị”.
Như vậy, ngay từ Đại hội 5, Ban Chấp hành Trung ương và Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ ra mặt tiêu cực của cơ chế quan liêu bao cấp. Và từng bước xóa bỏ cơ chế này. Đại hội Đảng lần 6 (năm 1986) là bắt đầu của công cuộc Đổi Mới. Nhưng ý tưởng này đã manh nha từ Đại hội 5 với bài phát biểu của Lê Duẩn
Tư tưởng
Dân tộc độc lập
Trong suốt 26 năm, với cương vị là Bí thư thứ nhất và sau đó là Tổng Bí thư, Lê Duẩn đã để lại nhiều di sản với lịch sử Việt Nam. Ông có công lao trong sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ . Và để giải phóng và thống nhất dân tộc. Cũng như ý chí kiên cường, tinh thần cảnh giác trong việc chống lại chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Lê Duẩn lúc nào cũng cho rằng hiểu Trung Quốc là chuyện sống còn của dân tộc Việt Nam
Về văn hóa
Lê Duẩn đọc rất nhiều và luôn suy nghĩ. Ông đọc vào mọi dịp, đọc trong nhà tù, đọc khi đi nghỉ ở nước ngoài, đến lúc tuổi cao sức yếu vẫn say mê đọc. Trong điều kiện những năm 1980 trở về trước, ít người tham khảo Bách khoa toàn thư Pháp để làm công tác như Lê Duẩn.
Những năm 1960, Lê Duẩn phát biểu: “Để hiểu việc, con người dùng lý lẽ, lý trí, nhưng khi hành động phải có tình cảm… Cách mạng tư tưởng và văn hóa gắn tình cảm với lý trí. Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tình cảm. Nghệ thuật vận dụng quy luật của tình cảm”. Đầu những năm 1980, Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn tổng biên tập các báo địa phương. Ông nói: “Làm báo là làm công tác khoa học, đồng thời là làm nghệ thuật”.
Tác phẩm
- Đề cương cách mạng miền Nam (1956)
- Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam (1965)
- Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa (1966)
- Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới (1970)
- Tình hình thế giới và nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta (1976)
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (1976)
- Thư vào Nam (1985)
- Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam (1985)