Danh sách 10 đại dịch kinh hoàng của thế giới từ trước đến nay

Danh sách 10 đại dịch kinh hoàng của thế giới từ trước đến nay

Trong lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch. Cái chết Đen, hay dịch hạch đen xảy ra ở châu Âu thế kỷ 13. Nó đã giết chết một phần ba dân số toàn châu Âu. Ở Hungari thế kỷ 16 cũng có dịch sốt phát ban do rận. Ở Tây Ban Nha năm 1918 dịch cúm làm chết khoảng 40 triệu người. Châu Á năm 1957 có dịch cúm do virus cúm A. Đại dịch ở Hồng Kông năm 1968 cũng do virut cúm A.

Phòng chống dịch bệnh

Đại dịch là gì

Đại dịch là bệnh dịch tễ do nhiễm khuẩn, lây lan nhanh, xảy ra đồng thời ở một vùng dân cư rộng lớn.Trong lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch. WHO chia đại dịch thành 6 giai đoạn miêu tả quá trình một loại virus cúm mới nhiễm trùng vài người đầu tiên rồi phát triển thành dịch. Điều này bắt đầu chủ yếu là sự lây nhiễm ở động vật. Với một vài ca động vật lây nhiễm qua người. Sau đó đến gian đoạn virus bắt đầu phát tán trực tiếp giữa người sang người. Và cuối cùng là dịch bệnh khi sự lây nhiễm phân bố trên toàn cầu

Danh sách 10 đại dịch kinh hoàng của thế giới từ trước đến nay

HIV và AIDS

HIV lây sang Hoa Kỳ và nhiều nơi khác của thế giới bắt đầu vào khoảng năm 1969. HIV, loại virus gây bệnh AIDS, hiện là một đại dịch, với tốc độ lây nhiễm khoảng 25% ở nam và đông châu Phi. Năm 2006, tỉ lệ nhiễm HIV trong số phụ nữ mang thai ở Nam Phi là 29,1%. Tốc độ lây nhiễm đang tăng trở lại ở châu Á và châu Mỹ. AIDS có thể giết chết 31 triệu dân ở Ấn Độ. Số người chết do AIDS ở châu Phi có thể lên đến 90–100 triệu vào năm 2025

Virus Corona (2019-2020)

Coronavirus Vũ Hán lần đầu tiên lây nhiễm 43 người tại chợ hải sản Huanan ở trung tâm thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đã có hơn 17 500 trường hợp mắc bệnh coronavirus. 362 trường hợp tử vong tính đến 3 tháng 2 năm 2020. Virus này có thể lây truyền từ người sang người. Đã có những biện pháp của chính phủ Trung Quốc để phong tỏa Vũ Hán và các tỉnh xung quanh.

Đại dịch corona

Tính đến 3 tháng 2 năm 2020, virus đã lây lan ra 27 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 17 500 ca nhiễm bệnh, chết 362 người. 1 trường hợp tử vong ngoài Trung quốc là công dân Philippines.

Tính đến 6 tháng 2 năm 2020, virus đã lây lan ra 28 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 28 276 ca nhiễm bệnh. Tăng 10 000 chỉ sau 3 ngày, tập chung chỉ yếu tại Trung Quốc với 28 018 ca nhiễm và 563 ca tử vong tại đất nước này. 1 trường hợp tử vong tại Phillipin và 1 trường hợp tử vong tại Hồng Kông. Việt Nam có 10 ca nhiễm bệnh và 3 ca đã được chữa khỏi. Cùng ngày Bác sĩ Lý Văn Lượng một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán đã qua đời vì chính căn bệnh này.

Tính đến 10h ngày 7 tháng 2 năm 2020, Hồ Bắc thêm 73 người chết. Toàn thế giới có ít nhất 639 ca tử vong và 31.481 ca nhiễm.

Dịch cúm A

dại dịch cúm a

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút, có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Vi rút cúm A có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút, chạm vào khăn giấy đã dụng có nhiễm vi rút sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A.

Đậu mùa

đại dịch đậu mùa

Đậu mùa là căn bệnh rất dễ lây lan do virus Variola. Bệnh này đã giết khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm trong suốt những năm cuối thế kỷ 18. Trong suốt thế kỷ 20, số người chết do đậu mùa ước tính có thể là 300–500 triệu. Gần đây hơn vào đầu thập niên 1950, có khoảng 50 triệu ca đậu mùa xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm. Chiến dịch tiêm vắc-xin thành công trong suốt thế kỷ 19 và 20. WHO chứng nhận đã xoá sổ đậu mùa vào tháng 12 năm 1979. Cho đến ngày nay, đậu mùa là bệnh duy nhất lây nhiễm người đã bị loại bỏ hoàn toàn

SARS (2002 -2003)

đại dịch sars

SARS hay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi virus. Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, bùng phát dịch SARS ở Hồng Kông gần như trở thành một đại dịch. Với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới theo Tổ chức Y tế Thế giới. Trong vòng vài tuần, SARS lây lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm các cá nhân khác tại 37 quốc gia vào đầu năm 2003.

SARS không được tuyên bố đã được loại trừ (không giống như bệnh đậu mùa), vì nó vẫn có thể có mặt ở các hồ chứa vật chủ tự nhiên của nó và có khả năng có thể trở lại trong tương lai. Trường hợp tử vong của SARS là ít hơn 1% người ở độ tuổi 24 hoặc trẻ hơn. 6% đối với những người 25 đến 44, 15% đối với những người 45 đến 64. Và hơn 50% đối với những người trên 65 tuổi.

Sởi

đại dịch sởi

Về lịch sử, sởi có mặt trên khắp thế giới, vì nó rất dễ lây nhiễm. Theo chương trình Tiêm chủng Quốc gia Hoa Kỳ, 90% người dân bị nhiễm sởi vào tuổi 15. Trước khi vắc-xin được đưa ra năm 1963, có khoảng 3–4 triệu ca nhiễm ở Hoa Kỳ mỗi năm. Trong khoảng 150 năm qua, sởi đã giết khoảng 200 triệu người trên toàn cầu. Chỉ riêng năm 2000, sởi đã giết khoảng 777.000 người trên toàn cầu, trong tổng số khoảng 40 triệu ca nhiễm.

Năm 1529, sởi bùng phát ở Cuba đã giết 2/3 trong số người bản địa đã từng mắc bệnh đậu mùa. Dịch đã tàn phá México, Trung Mỹ, và văn minh Inca.

Lao

đại dịch lao

Một phần ba dân số hiện tại của thế giới bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis, và các ca nhiễm mới hiện với tốc độ 1 ca/giây. Khoảng 5–10% các ca nhiễm tiềm ẩn cuối cùng sẽ phản triển thành bệnh hoạt động, trong đó nếu không được điều trị sẽ giết hơn phân nửa số nạn nhân. Hàng năm, 8 triệu người phát bệnh lao, và 2 triệu người chết do bệnh này trên toàn cầu. Trong thế kỷ 19, lao đã giết khoảng 1/4 người trưởng thành ở châu Âu; vào năm 1918 một trong 6 ca tử vong ở Pháp là do bệnh lao. Vào cuối thế kỷ 19, 70 đến 90% trong số cư dân đô thị ở châu Âu và Bắc Mỹ bị nhiễm M. tuberculosis, và khoảng 40% ca tử vong trong tầng lớp lao động ở các thành phố là do virus lao. Trong thế kỷ 20, bệnh lao đã giết chết khoảng 100 triệu người. Lao vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất trong thế giới đang phát triển.

Bệnh phong

dịch phong

Bệnh phong do vi trùng, Mycobacterium leprae gây ra. Đây là loại bệnh mãn tính với thời gian ủ bệnh lên đến 5 năm. Từ năm 1985, 15 triệu người trên thế giới đã được chữa khỏi bệnh phong. Năm 2002, 763.917 các ca mới được phát hiện. Ước tính có khoảng 1 đến 2 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn do bệnh phong.

Theo các tài liệu, phong đã ảnh hưởng đến con người từ ít nhất năm 600 TCN. Và đã được công nhận trong các nền văn minh của Trung Quốc, Ai Cập và Ấn Độ cổ đại. Trong suốt thời kỳ Thượng Trung cổ, Tây Âu chứng kiến sự bùng nổ chưa từng thấy của bệnh phong. Và nhiều bệnh viện Phong mọc lên ở khắp châu Âu

Sốt vàng da

Sốt vàng da là nguồn gốc của nhiều dịch bệnh tàn phá. Các thành phố xa về phía bắc của New York, Philadelphia, và Boston đã từng bị dịch bệnh này tấn công. Năm 1793, một trong những dịch bệnh sốt vàng da lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giết chết 5.000 người dân Philadelphia—chiếm gần 10% dân số thành phố này. Khoảng phân nửa công dân đã rời bỏ thành phố, bao gồm cả George Washington. Khoảng 300.000 người được tin là đã chết do sốt vàng da ở Tây Ban Nha trong suốt thế kỷ 19. Trong thời kỳ thuộc địa, Châu Phi trở nên nổi tiếng vì “các nấm mộ của người da trắng” do sốt rét và sốt vàng da.

Sốt xuất huyết

sốt xuất huyết

Bẹnh sốt xuất huyết được gây ra bởi virus ArenavirusFiloviridaeBunyaviridae và Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt. Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.