Ông bà chăm cháu – Đức tính của ông bà đập tan quan niệm làm hư cháu

ong ba cham chau

Thời xa xưa, xã hội chưa phát triển, chưa có trường lớp mầm non, việc ông bà chăm cháu gần như lẽ đương nhiên, những ai may mắn còn ông bà nội ngoại chăm sóc các cháu đỡ đần cho bố mẹ cháu thật là hạnh phúc.

ke-lai-viec-em-cham-ba-bi-om-ra-sao

Thời nay đã khác, nhiều quan điểm trái ngược nhau, một số bậc cha mẹ vẫn hoàn toàn tin tưởng và phó mặc việc chăm sóc cháu cho ông bà, thậm chí nhiều bố mẹ đi làm ăn xa quê, sinh con xong là gửi con về quê nhờ ông bà chăm. Trái lại, một số phụ huynh khác (thường là có điều kiện kinh tế tốt hơn) thì lại muốn giành quyền độc lập nuôi dạy, chăm sóc con, không muốn có sự tham gia của ông bà. Đương nhiên, sẽ có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau, người thì cho rằng ông bà chăm cháu sẽ tốt hơn, số khác lại cho rằng không phải vậy. Thực tế, điều này cũng có những mặt hay, mặt tốt và hiện hữu những hạn chế riêng…

Khi ông bà tham gia chăm sóc cháu, mặt được nhất ở đây là gắn kết tình cảm gia đình, tình cảm của ba thế hệ đặc biệt là tình cảm giữa ông bà và các cháu. Bản thân tôi từ bé nhà rất gần ông bà nội (nhà ông ngoại xa hơn, bà ngoại mất sớm), tôi được bà nội chăm sóc nhiều, gần như ngày nào cũng qua lại gặp bà nên khi lớn lên tôi có tình cảm nhất với bà nội. Đến thế hệ con chúng tôi, hai cháu lại ở rất gần ông bà ngoại (ông bà nội các cháu ở miền Nam) nên bây giờ các con tôi lớn lên cảm thấy có nhiều tình cảm với ông bà ngoại hơn, tôi nghĩ điều này hoàn toàn bình thường.

Người lớn tuổi vốn tính cẩn thận lại nhiều kinh nghiệm sẽ chăm trẻ rất khéo. Nếu trẻ được dạy dỗ bởi những mẫu người dưới đây bé sẽ càng ngoan ngoãn, thông minh và hoạt bát.

1. Người có nguyên tắc

duoc-nhung-nguoi-lon-tuoi-nhu-the-nay-cham-soc-tre-vua-thong-minh-vua-ngoan-ngoan-2-1529947884-42-width600height400

Với trẻ nhỏ người lớn phải giáo dục theo hướng vừa mềm mỏng vừa cứng rắn, tránh việc quá nuông chiều đáp ứng đòi hỏi của bé một cách vô điều kiện. Vì vậy khi giao trẻ cho những người lớn tuổi có quy tắc riêng trong việc dạy dỗ sẽ giúp bé ngoan ngoãn và trưởng thành hơn.

2. Người không bảo thủ

Trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ và ông bà không tránh khỏi những mâu thuẫn, tranh luận về cách nuôi dạy con cái. Khoảng cách giữa hai thế hệ khiến cách nuôi dạy trẻ có phần khác nhau.

duoc-nhung-nguoi-lon-tuoi-nhu-the-nay-cham-soc-tre-vua-thong-minh-vua-ngoan-ngoan-3-1529947903-501-width600height400

Những người lớn tuổi bắt kịp xu thế, tiếp thu cách nuôi dạy khoa học thay vì giữ quan điểm từ xưa, trẻ sẽ dễ dàng hiểu chuyện và ngoan ngoãn. Ngược lại, nếu ông bà quá bảo thủ, khư khư quan niệm nuôi con từ xưa khiến bé khó tiếp cận với phương pháp khoa học mới.

3. Nhẫn nại

Trẻ nhỏ vốn tính hồn nhiên và nghịch ngợm nên việc chăm sóc và trông nom không đơn giản. Điều này khiến cha mẹ dễ nổi nóng mất kiên nhẫn mắng chửi thậm chí là đánh đập trẻ.

duoc-nhung-nguoi-lon-tuoi-nhu-the-nay-cham-soc-tre-vua-thong-minh-vua-ngoan-ngoan-1-1529947915-256-width600height400

Một số người lớn tuổi hơn như ông bà lúc trông trẻ vẫn rất kiên trì, nhẫn nại giảng đạo lý hoặc nói cho bé nghe về trải nghiệm cuộc đời. Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển trí thông minh của bé. Bên cạnh đó, trẻ luôn cảm nhận được tình yêu và định hướng con đường đúng đắn trong tương lai.

Leave a Reply

Your email address will not be published.