Truyện cổ tích Việt Nam – Các thể loại truyện trong nhân gian

truyện cổ tích việt nam

Truyện cổ tích Việt Nam thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo. Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng đối với sự bất công.

Truyện cổ tích Việt Nam là gì

Những truyện cổ tích ở Việt Nam được truyền miệng trong dân gian. Kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì mang tính chất dân gian và truyền miệng, những truyện cổ tích được xét vào thể loại hư cấu và không được xem là cứ liệu khoa học. Nó thuộc vào phạm trù văn hóa.

Phân loại

Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc chia truyện cổ tích ra làm ba loại.

Loài vật cổ tích

truyên cổ tích việt nam

Loại truyện cổ tích này thường là truyện ngụ ngôn những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: Trâu và ngựa, Chó ba cẳng…; và hệ thống truyện về con vật thông minh, dùng mẹo lừa để thắng các con vật mạnh hơn nó: Cóc kiện Trời, Sự tích con sam, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho, Sự tích con dã tràng, truyện Công và Quạ. Truyện dân gian Nam Bộ về loài vật có: Tại sao có địa danh Bến Nghé, …

Thần kỳ cổ tích

truyên cổ tích việt nam

Thần kỳ truyện kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, những quan hệ xã hội như Tấm Cám, Ăn khế trả vàng, Sự tích con khỉ, Sự tích Trầu Cau….

Các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và mụ Chằng). Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh: về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi, về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng trừ nhân vật xấu xí mà có tài (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Cây tre trăm đốt).

Thế tục cổ tích

truyên cổ tích việt nam

Tiếu lâm truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ. Những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần kỳ.

Đề tài truyện nói về nhân vật bất hạnh (Trương Chi, …). Nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: (Đứa con trời đánh, Gái ngoan dạy chồng…). Nhóm truyện về người thông minh: (Cậu bé thông minh, Cái chết của bốn ông sư, Nói dối như Cuội)…Nhóm truyện về người ngốc nghếch: (Chàng ngốc đi kiện, Làm theo vợ dặn, Nàng bò tót…)

Đặc trưng của truyện cổ tích

Cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp. Nó đề cập và quan tâm trước hết là những nhân vật bất hạnh. Chức năng là nhằm động viên, bênh vực cho những thân phận, phẩm chất của con người. Vì thế qua mỗi câu chuyện cổ tích, nhân dân lao động đều gửi gắm mơ ước về một thế giới tốt đẹp, về sự công bằng.

Từ chức năng đó nên đặc trưng sau cơ bản sau của truyện cổ tích

  • Xây dựng một thế giới hư cấu .
  • Câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện. Đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.
  • Mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,… Nó mang tính giáo dục cao.

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam

Nhiều tác giả đương đại đã tự đặt cho mình nhiệm vụ thu thập và phổ biến truyện cổ Việt Nam. Nguyễn Đổng Chi là người đầu tiên theo đuổi công việc ấy một cách khoa học. Tác phẩm của ông gồm ba phần. Phần thứ nhất và phần thứ ba là hai công trình nghiên cứu rất bổ ích. Nó để hiểu và đánh giá lĩnh vực truyện cổ tích trong văn chương truyền miệng Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=PvBZOfsOCkw

Leave a Reply

Your email address will not be published.