Đền Ngọc Sơn – Lịch sử và Quá trình xây dựng đền

den ngoc son

Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn.

Đền ngọc sơn

Lịch sử và Quá trình xây dựng

Lịch sử hình thành

Đền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn. Sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.

Quá trình xây dựng

Khởi nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.

Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá hủy. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn.

Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn.

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.

Công trình – Kiến trúc xung quanh Đền Ngọc Sơn

Tháp Bút

den ngoc son

Trên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn cũ), nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút.

Đài Nghiên

dai nghien -  den ngoc son

Tiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên. Trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc. Nó có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học.

Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên. Một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ. Nó tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ. Chúng khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Cầu Thê Húc

Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn.

Đắc Nguyệt Lâu

dac nguyet lau - den ngoc son

Cổng đền có tên là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng). Cổng nằm chếch dưới bóng cây đa cổ thụ. Ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên.

Đền thờ

Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m. Hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút.

Trấn Ba Đình

Phía Nam có đình Trấn Ba – cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời. Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ. Bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ

Leave a Reply

Your email address will not be published.