Hoàng Lê nhất thống chí – xây dựng được nhân vật điển hình đa dạng

hoang le nhat thong chi

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tự sự lịch sử. Trên thực tế, tác phẩm không giữ nguyên thi pháp cổ điển của thể loại như mô tả ngoại hình nhân vật theo lối tượng trưng, ước lệ. Mà có những đặc điểm được các nhà nghiên cứu đánh giá là đậm sắc thái của Việt Nam.

Các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, hay An Nam nhất thống chí , hay Lê quý ngoại sử  là tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Hán, nằm trong bộ Ngô gia văn phái tùng thư của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Tác giả

Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi, ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho Vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất cả nước. Đây là tác phẩm viết theo thể chí – 1 lối văn ghi chép sự vật, sự việc, do một số tác giả kế tục nhau viết, trong những thời điểm khác nhau. Toàn bộ tác phẩm gồm có 17 hồi.

Bảy hồi đầu tiên là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên, trong đó có 7 hồi được cho là Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi cuối cùng viết có tính chất chắp vá, lại có cả những sự việc thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết (có người đọc là Thiến), còn các nhà nghiên cứu cho là có thể của một tác giả vô danh khác

Hoang le nhat thong chi

Bố cục

Phần 1:

Tác phẩm được viết dưới dạng chương hồi, gồm 17 hồi

1.Đặng Tuyên phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung
Vương thế tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín.

Trịnh kiểm phụ chính nhà Lê, giúp dẹp họ Mạc. Họ Trịnh đời đời kế tiếp làm chúa, chuyên quyền khiến vua Lê trở thành bù nhìn.

Đời Thịnh Vương (Trịnh Sâm) đã có thế tử Trịnh Tông do thái phi Dương Ngọc Hoan sinh. Nhưng Trịnh Sâm thờ ơ với mẹ con Dương thái phi mà yêu mến mẹ con tuyên phi Đặng Thị Huệ và Trịnh Cán sinh sau.

Trịnh Tông lo không được truyền ngôi đã chiêu tập người, sắm sửa binh khí để phòng bị, nhưng bị tố giác và truất ngôi, phe cánh yếu dần trong khi phe cánh Đặng Thị Huệ ngày một lớn mạnh.

2. Lập Điện đô, bảy quan nhận di chúc,
Giết Huy quận, ba quân phò Trịnh vương

Trịnh Cán được lập làm thế tử. Trịnh Sâm trở bệnh, có quận Huy Hoàng Đình Bảo và tuyên phi Đặng Thị Huệ hầu cận ở bên, đến khi hấp hối cho truyền 6 quan cùng với quận Huy để ủy thác việc tôn phò Trịnh Cán lên ngôi.

Chưa được bao lâu, quân lính thân với phe Trịnh Tông nổi lên (kiêu binh) giết quận Huy, trừ khử phe cánh Đặng Thị Huệ, phò trịnh Tông lên ngôi.

hoang le nhat thong chi

Phần 2:

3. Dương nguyên cữu bàn chém kiêu binh,
Nguyễn quốc sư mưu trừ nội loạn

Thủ hạ của quận Huy có người là Nguyễn Hữu Chỉnh, biết tin kiêu binh tạo phản, tìm đến Dao trung hầu Vũ Tá Dao, trấn thủ Nghệ An, là em rể quận Viêm (quận Viêm là cha quận Huy) mưu tính nhưng Dao không quyết làm, Chỉnh đưa gia quyến lên thuyền theo đường biển xuôi vào Nam đầu quân cho Tây Sơn.

Kiêu binh cậy công lao tôn phò Trịnh Tông, ngang ngược làm loạn, chúa Trịnh Tông cũng khó khống chế.

4. Nhờ ngoại viện, Hữu Chỉnh rửa thù thầy
Tỏ lòng trung, Trần Quán chết theo chúa

Nguyễn Hữu Chỉnh đầu quân cho Tây Sơn được Nguyễn Nhạc tin cẩn. Hữu Chỉnh bàn với Nguyễn Nhạc đánh chiếm Thuận Hóa. Nguyễn Nhạc bèn cho em Nguyễn Huệ cùng Chỉnh đánh chiếm lấy Phú Xuân, Thuận Hóa. Nhân đà thắng Lợi, Chỉnh bàn cùng Nguyễn Huệ đánh ra bắc, giết được chúa.

5. Phò chính thống, thượng công vào điện
Kết duyên lành, công chúa ra xe

Nguyễn Huệ vào yết kiến vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Hữu Chỉnh mối lái cho Nguyễn Huệ Lấy con vua Là Ngọc Hân.

Vua Lê Hiển Tông Mất, cháu là Lê Chiêu Thông (Lê Duy Kỳ) lên nối ngôi.

Vua Tây Sơn, Nguyễn Nhạc từ Nam ra Thăng Long.

6. Chúa Tây Sơn lẻn rút quân về nước
Quân Đông Giang mưu khởi nghĩa phò vương

7. Phò Lê đế, đạo Vũ thành lại ra quân
Đốt Trịnh cung, chúa Án Đô phải bỏ nước

8. Dương Trọng Tế bị dâng tù trước nhà Thái học
Hoàng Phùng Cơ phải tự tử ở ngoài Tây thành

hoang le nhat thong chi

Phần 3

9. Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi
Quan bình chương Trần Công Xán vâng mệnh bàn việc biên cương

10. Lân Dương hầu phò chúa vượt biển đến Yên Quảng
Bằng công Chỉnh mời vua qua sông đi Lạng Sơn

11. Tây Sơn lại kéo vào thành chiếm giữ đất nước
Chiêu thống ba phen tính chước khôi phục kinh đô

12. Lê sứ thần qua đất Bắc xin quân
Tôn đốc bộ tới ải Nam truyền hịch

13. Khiếp thanh thế, giặc mạnh rút lui
Nhờ viện binh, vua xưa trở lại

14. Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài

15. Dẹp yên cõi Bắc, Nguyễn Huệ được phong
Đánh phá Cao Bằng, Duy Chỉ bị hại

16. Tế Linh đường, sứ Thanh bị lừa
Chết Yên Kinh, vua Lê nuốt hận

17. Mất thành Thăng Long, vua Cảnh Thịnh bị bắt
Táng lăng Bàn Thạch, Nguyễn Hoàng Phi chết theo

hoang le nhat thong chi

Nội dung

Tác phẩm chủ yếu phản ánh cuộc tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến thời Lê mạt và phong trào Tây Sơn.

Tác phẩm miêu tả khoảng hơn 30 năm cuối thế kỷ 18, từ khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi vua (1802). Đây chính là giai đoạn rất nhiều biến động trong lịch sử Việt Nam, cả cơ cấu xã hội phong kiến cùng những hình thái ý thức, tư tưởng, đạo đức… hầu như bị đảo lộn và lay chuyển tận gốc

Giá trị

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của một bộ sử thi. Tác phẩm có giá trị cả về mặt văn học và sử học

Sử học

Tác giả mô tả bức tranh sinh động về những biến động trong xã hội phong kiến cuối thế kỷ 18. Những nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn là những thần tượng thiêng liêng, tôn quý mà là hiện hữu những hình ảnh không đẹp. Trong triều đình, vua không ra vua; tại phủ liêu, chúa không ra chúa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc nhược; Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống bị nhân dân căm ghét vì bán nước và luồn cúi trước tướng Tôn Sĩ Nghị nhà Thanh; hình ảnh giám quốc Lê Duy Cận được mô tả là “bị thịt trong túi da”

Ngoài triều, quan lại, tướng tá nhiều người tráo trở bất lương, không còn giữ đạo vua tôi. Mai Doãn Khuê vừa bày mưu cho kiêu binh xong lại đi tố cáo; Nguyễn Cảnh Thước công khai đòi tiền mãi lộ và lột áo bào của vua Chiêu Thống trên đường chạy trốn.

Hoàng Lê nhất thống chí còn phản ánh phần nào cuộc sống của nhân dân thời Lê mạt: cuộc sống không có trật tự, không an toàn, không ấm no trước nạn binh hỏa và nạn đói

Một phần lớn nội dung tác phẩm phản ánh khá đậm nét về nhà Tây Sơn. Dù đứng trên lập trường nhà Hậu Lê đối lập, các tác giả dành nhiều sự trang trọng đối với lực lượng Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Huệ. Ông được mô tả là một “anh hùng hào kiệt”, “dũng mãnh và có tài cầm quân”. Trận Ngọc Hồi-Đống Đa đánh đuổi quân Thanh cũng được tác phẩm phản ánh khá chi tiết.

Văn học

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tự sự lịch sử. Trên thực tế, tác phẩm không giữ nguyên thi pháp cổ điển của thể loại như mô tả ngoại hình nhân vật theo lối tượng trưng, ước lệ, mà có những đặc điểm được các nhà nghiên cứu đánh giá là đậm sắc thái của Việt Nam

Ngôn ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ động, mang phong cách lối nói dân gian giàu hình tượng, đôi khi có khoa trương, phóng đại hài hước, không bị gò bó theo khuôn của Hán học, vì vậy nội dung có sức hấp dẫn đặc biệt. Các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao giá trị nghệ thuật của đoạn đối thoại giữa Nguyễn Hữu Chỉnh và người em rể

Thành công lớn nhất của tiểu thuyết này là xây dựng được những nhân vật điển hình đa dạng, vừa khái quát vừa sâu sắc. Nhân vật lịch sử có đời sống nội tâm phức tạp và số phận cụ thể trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội

https://www.youtube.com/watch?v=AAcJnm8X_eU&list=PLfBmSDiQ2h09euXxDsdKnnKziRicoE10l&index=5

Leave a Reply

Your email address will not be published.